TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Động vật hoang dã đem lại giá trị căn bản cho hệ sinh thái, nền kinh tế, khoa học, lịch sử và những khía cạnh khác của sự phát triển bền vững. Việt Nam có hệ động vật vô cùng phong phú: 276 loài động vật có vú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 472 loài cá nước ngọt và hàng nghìn loài động vật không xương sống đã được xác định. Đây là nơi sinh sống của khoảng 12.000 loài thực vật. Trong đó, khoảng 50% là loài đặc hữu (riêng quần thể khu vực miền Bắc Việt Nam chiếm khoảng 33%)
Trải qua nhiều thập kỷ khai thác lâm sản quá mức, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép đã khiến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, nhiều loài động thực vật bị đe dọa, 28% loài có vú, 10% loài chim, 21% loài bò sát và lưỡng cư đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính Phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loại chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; Văn bản số 5426/UBND-NL4 ngày 28/9/2022 của UBND tỉnh về tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng săn bắt, mua bán trái phép các loài chim tự nhiên; Chỉ thị số 12-CT/HU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp và săn bắt, mua bán trái phép các loài chim tự nhiên; Kế hoạch số 1567/KH-UBND ngày 30/9/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh về Kiểm tra, xử lý tình trạng săn bắt, mua bán trái phép các loài ĐVHD. Thời gian qua, các ban, ngành đoàn thể cấp xã và các thôn đã chủ động triển khai thực hiện công tác nắm tình hình, theo dõi, kiểm tra nhắc nhở, các hoạt động săn bắt, mua bán trái phép các loài động vật hoang dã, chim tự nhiên trên địa bàn. Ngày 04/10/2024 BCH Đoàn xã phối hợp với Ban Lâm Nghiệp xã treo biển tuyên truyền bảo vệ các loài động vật hoang dã trên địa bàn, nâng cao hiểu biết cho người dân về tác hại của việc săn bắt,buôn bán động vật hoang dã, quyết tâm cùng chung tay bảo vệ các loài động vật hoang dã./.